Hồi ấy, hắc ấy còn nhiều nên khô hắc cấy vẫn thường hay có mặc trong các bàn tiệc ở vùng sông nước miệt Cửu Long. Giờ đây, hắc cấy thuộc vào dạng “của hiếm”, giá cả khá đắt nên ít người biết về loài hắc cấy độc đáo này.
Ngày xưa, gần như nhà nào làm biển tại xã Động Cao ai cũng có hắc cấy nhưng hiện tại giờ đây tìm được hắc cấy “chính hiệu” quả là điều không dễ.
Hắc cấy có màu sắc đen tuyền đặc trưng, nặng nhất tầm 3 kg, chiều ngang của thân từ vi cánh này sang vi cánh kia khoảng chừng 2 gang tay. Thường chỉ những người dân vùng biển mới được ăn thịt hắc cấy tươi, còn dân trong đất liền chỉ được ăn hắc cấy đã được phơi nắng cho khô. “Dân nhậu” miền Tây chuộng khô hắc cấy, bởi hương vị ngon ngọt đậm đà, uống chung rượu đế, xé một miếng khô hắc cấy cho vào miệng rồi vừa nhai vừa trò chuyện thì còn thú vị nào hơn.
Tôi nhớ hoài lần ra biển ở Động Cao(TRÀ VINH), một anh bạn mang đến con cá đuối màu đen rồi đặt lên bếp than hồng. Chốc lát, cá đuối cong queo, thoang thoảng mùi hương lan toả xung quanh, lúc này anh bạn mới cười bảo: “Hắc cấy chín rồi!”. Lúc này tôi mới biết, thì ra con cá đuối màu đen kia có tên gọi rất thú vị, đó là… hắc cấy. Lần đầu tiên tôi được thưởng thức món khô nướng độc đáo này, ăn vào cứ nhớ hoài không sao quên được.
Những ngày hè nắng nóng, tôi trở lại vùng biển để tận hưởng cái không khí trong lành của biển khơi mêng mông sóng nước. Ghé vào một quán bán khô, gọi một con hắc cấy để tìm lại cảm giác ngọt lành hương vị con hắc cấy năm xưa. Chủ quán bước ra và vui vẻ nói rằng, cá đuối đen giờ đây hiếm lắm, chỉ còn lại cá đuối lai (gần giống với hắc cấy) mà thôi. Tôi chợt nghĩ, đúng là những gì gọi là quí hiếm thì ắt sẽ không còn và hắc cấy miệt Trà Vinh theo thời gian cũng sẽ chìm vào quên lãng.
Truy cập ngày: 4
Truy cập tháng: 150
Truy cập năm: 4152
Tổng truy cập: 78234
0988.948.100