CÔNG TY XNK ARICULTURE AND MARICULTURE VIỆT NAM

Địa chỉ: 49 Mậu Thân, Phường 6, TP Trà Vinh

Hotline: 0988.948.100

hotline

0988.948.100

Giỏ hàng

0 sản phẩm

Sản phẩm bán Chạy

Tôm sú loại 1 (15-20 con/kg)

Giá NY:350.000 vnđ

Giá bán:220.000 vnđ

tôm lột vỏ

Giá NY:6 vnđ

Giá bán:6 vnđ

Tôm Hùm Bông

Giá NY:1.000.000 vnđ

Giá bán:850.000 vnđ

Tôm sú loại 2(30 con/kg)

Giá NY:260.000 vnđ

Giá bán:210.000 vnđ

Tin tức

PHÂN BIỆT HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ HÀU CỬA SÔNG

Phân biệt Hàu cửa sông và Hàu Thái Bình Dương

 
 

1. Tên khoa học

Tên khoa học của Hàu cửa sông: Crassostrea rivularis – Gould, 1861, tên gọi khác tại Việt Nam: Hàu (hầu, hào) cửa sông

Tên khoa học  của Hàu Thái Bình Dương: Crassostrea gigas (Pacific oyster) – Thunberg, 1793, tên gọi khác tại Việt Nam: Hàu (hàu, hào) sữa, hàu Thái Bình Dương, hàu sữa Thái Bình Dương

2. Đặc điểm

Hàu cửa sông:

Hàu cửa sông hầu hết đều có thịt trắng hoặc hơi đỏ và viền ngoài màu đen có kích thước lớn hơn hàu sữa. Tỷ lệ thu hồi thịt của hàu cửa sông thấp hơn hàu sữa do vỏ dày và lớn hơn vỏ hàu sữa.

Vỏ của hàu cửa sông thon dài. Vỏ trái (vỏ trên) có hình chén sâu và vỏ phải hơi lồi. Vỏ trái lớn hơn và dày hơn so với vỏ phải. Vỏ phải (vỏ dưới) tương đối nhẵn với các lớp phức tạp bao gồm các lớp mỏng trùm lắp lên nhau, dễ vỡ và đồng tâm. Không có các gân phóng xạ lồi ra từ bề mặt của mỗi mảnh vỏ.

Màu sắc của vỏ hàu cửa sông thay đổi từ trắng, xám nhạt, xám, vàng hoặc vàng nhạt đến tía. Các lớp mỏng gần mép thường có màu tối hơn và các lớp mỏng gần mấu lồi bị bào mòn và có màu trắng. Mấu lồi và dây chằng là thấy rõ ràng, có màu vàng nâu. Mặt trong của vỏ có màu trắng, sáng với sẹo cơ khép vỏ hình chữ D hoặc hình quả thận nằm gần ở giữa, có màu cũng thay đổi từ vàng nhạt, nâu đến đen.

Hàu Thái Bình Dương:

Cấu tạo cơ thể hàu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc, vỏ trái có dạng hình chén, lớn hơn vỏ phải và thường bám vào nền đá, trong khi đó vỏ phải nhỏ và phẳng hơn. Thịt hàu sữa trắng đục, khi vào mùa thu hoạch thịt đầy đến sát mép vỏ. Tỷ lệ thịt của hàu sữa lớn hơn hàu cửa sông.

Vỏ hàu có 3 lớp: lớp ngoài bằng sừng mỏng, dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein, lớp giữa dày nhất là tầng đá vôi với cấu trúc gồm Calci carbonate kết tinh gắn chắc trên thể protein và lớp trong cùng bằng xà cừ mỏng, bóng, sáng và rất cứng. Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu hàu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố trên nền đáy cứng, vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái tròn hơn và lõm sâu. Khi hàu phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó. Thông qua hình dạng vỏ hàu có thể xác định được đặc điểm của chất đáy tại điểm chúng phân bố. Hàu sống ở độ mặn cao có vỏ cứng hơn ở vùng có độ mặn thấp (FAO, 2003).

3. Phân bố

Hàu cửa sông lần đầu tiên được phát hiện bởi Gould (1861) dựa vào một mẫu vật thu thập được cửa sông ở phía Nam Trung Quốc và sau đó nó được phát triển ở Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam, Hàu cửa sông phân bố ở hầu hết các tỉnh ven biển có cửa sông: Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Giờ, Vũng Tàu…

Hàu Thái Bình Dương phân bố tự nhiên ở vùng biển phía bắc của Nhật Bản. Chúng được di nhập đến nhiều quốc gia trên thế và cho đến nay được tìm thấy phổ biến ở vùng biển của Pháp, Anh, Mexico, Trung Quốc, Brazil… (FAO, 2003), (Grove – Jones, 1986). Từ năm 2003, hàu Thái Bình Dương được nuôi ở 64 quốc gia trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada… Hàu sữa được đưa vào nuôi thí điểm tại Việt Nam từ năm 2006 tại Vân Đồn, Quảng Ninh và cho đến nay Vân Đồn trở thành trung tâm nuôi hàu sữa Thái Bình Dương lớn nhất toàn quốc với diện tích hàng ngàn Ha mặt biển.

4. Tập tính

Hàu cửa sôngPhân bố rất rộng rãi ở nước ta. Hàu hết các cửa sông có vật bám là thấy có hàu Cửa Sông, chúng thường hình thành những bãi hàu rất lớn có khi dài hàng chục cây số như ở sông Bạch Đằng, sông Chanh và các sông lân cận. Vì vậy hàu Cửa Sông là loại hàu chiếm sản lượng tự nhiên chủ yếu ở nước ta. Sản lượng hàng năm có thể tới hàng trăm tấn cả vỏ. Hàu Cửa Sông sống trong vùng nước lợ, tính thích ứng với độ muối rộng, có khi sống được ở trong nước có độ muối từ 1 – 30‰ nhưng thích hợp nhất là 10 – 23‰. Chúng có thể phân bố từ tuyến triều cao cho tới độ sâu 10m, nhưng nhiều nhất và thường lớn nhất ở phạm vi 5 – 7m.

Hàu Thái Bình Dương: Khả năng thích nghi với sự biến động môi trường của hàu Thái Bình Dương rất lớn, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ mặn. Hàu Thái Bình Dương là loài rộng nhiệt, chúng có thể sống ở nhiệt độ 1,8oC-35oC và thích hợp nhất 20-28oC (FAO, 2003).  Hàu Thái Bình Dương cũng là loài rộng muối, chúng có thể sống ở độ mặn trên 35‰ hoặc dưới 5‰, ở độ mặn thấp khả năng sinh trưởng có thể chậm hơn. Độ mặn tối ưu cho sự phát triển của hàu trưởng thành ở các vùng biển, các vũng, vịnh có độ mặn là 16-28‰ (Elizabeth Gosling, 2003), 20-25‰ (FAO, 2003) và 15-29‰ đối với ấu trùng, mặc dù trứng có thể phát triển bình thường ở độ mặn 36‰ (Amemiya, 1928). Hàu Thái Bình Dương

Hàu trưởng thành thường sống cố định, bám vào bất kỳ vật thể cứng nào như: đá, vỏ hàu, san hô chết… ở khu vực thuỷ triều giữa mức thuỷ triều cao và thấp khoảng 3m hoặc ở giữa các vùng nước nông.

5. Thức ăn và phương thức bắt mồi:

Thức ăn của hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương là ấu trùng bao gồm vi khuẩn, sinh vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, tảo sillic, trùng roi có kích thước dưới 10µm. Ấu trùng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nước và các hạt vật chất hữu cơ. Khi trưởng thành thức ăn của chúng chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Các loài tảo thường gặp là tảo Silic như: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema….

Phương thức bắt mồi của hàu thụ động theo hình thức lọc. Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp nước mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết từ tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch nhờn của tiêm mao cuốn dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó được tập chung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài.

Mặc dù hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách thức bắt mồi như vậy, chúng chỉ có thể chọn lọc theo kích thước thức ăn. Quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần theo phương thức trên: lần 1 xảy ra trên bề mặt mang, lần thứ 2 xẩy ra trên đường vận chuyển, lần 3 xẩy ra trên xúc biện, lần thứ 4 xẩy ra tại manh nang tiêu hoá. Tại dạ dầy, thức ăn được tiêu hoá một phần nhờ các men như: Amylase, Lactase, Glipase, Maltase, Protease. Các thức ăn không thích hợp được đẩy ra ngoài. Các nhân tố tác động tới hoạt động bắt mồi của hàu là thuỷ triều, lượng thức ăn, các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ muối…).

6. Sinh sản

Hàu là loài động vật đã phân tính rõ rệt con đực và con cái riêng biệt, không có trường hợp trứng và tinh trùng cùng hình thành trên một cá thể. Tuy vậy trong quá trình phát dục có sự biến tính, tỷ lệ đực cái thay đổi theo mùa vụ khác nhau theo từng địa điểm. Trong tự nhiên, tỷ lệ hàu cái là 40 – 68% và hàu đực chiếm từ 21 – 61% (trong các tháng 4 đến tháng 10). Tỷ lệ này giảm thấp từ 0 – 16% (hàu cái) và 38 – 90% (hàu đực) trong các tháng từ 11 đến tháng 4 năm sau. Hàu con có thể tham gia lần đầu rất sớm sau 6 – 7 tháng tuổi kích thước đạt 40 – 50mm là đã có khả năng tham gia sinh sản lần đầu.

Khi hàu bố mẹ tham gia sinh sản, trứng và tinh trùng được phóng vào môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển của ấu trùng diễn ra trong nước. Sức sinh sản của hàu là rất lớn phụ thuộc rất nhiều vào kích thước cá thể. Cá thể càng lớn sức sinh sản càng cao. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức sinh sản của hàu, nhiệt độ là yếu tố quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng tới sức sinh sản. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản thường trong phạm vi 28 – 30oC. Tuổi không có ảnh hưởng tới sức sinh sản của hàu.

Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm, nhưng có hai vụ chính là từ tháng 4 – 6 và từ tháng 8 – 10 hàng năm. Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới (FAO, 2003).

Sau khi thụ tinh, phôi tiếp tục phát triển thành ấu trùng và khi chuyển sang giai đoạn bám chúng hoàn toàn không còn khả năng bơi lội, hình dạng của chúng đã tương đối giống với hàu trưởng thành, chúng chỉ có khả năng bám một lần trong đời.

 

Lượt xem

Truy cập ngày: 11

Truy cập tháng: 712

Truy cập năm: 3131

Tổng truy cập: 85730

Camera

Tin tức mới nhất

Hỗ trợ trực tuyến

0988.948.100

Mạng xã hội